Thế giới cũng nhiều giá Việt Nam không có thói quen so sánh giá Còn ở Việt Nam là thị trường mới nổi, không phải người tiêu dùng nào cũng có thói quen hay điều kiện để so sánh giá cả trước khi mua sắm. Tất nhiên hiện nay cũng có một bộ phận khách hàng ở thành phố, khi mua sắm cũng thường lên mạng tìm hiểu và tham khảo giá hay chú ý tới các động thái bình ổn giá của các cơ quan chức năng cũng như các đợt khuyến mãi của các doanh nghiệp (ví dụ như mua hàng tại những nơi bán hàng bình ổn giá thì sẽ có nhiều ưu đãi, lên mạng chờ đặt vé giảm giá, mua sắm vào giờ ưu đãi của các siêu thị, trung tâm mua sắm, mua hàng có khuyến mãi để được tặng vật phẩm kèm theo, mua hàng mùa đông vào đợt giảm giá mùa hè, mua hàng vào đợt giảm giá đặc biệt trong năm, mua hàng theo nhóm để được giảm giá, tới dự các sự kiện bốc thăm trúng thưởng, hội nghị khách hàng, uống nước vào giờ vàng giảm giá). Nhưng nói chung thì người Việt Nam chưa có thói quen này, nếu có thì mới chỉ ở một bộ phận nhỏ dân thành thị, có học thức cao và chịu ảnh hưởng lối sống phương Tây. Trong khi đó, do nhiều lý do khác nhau như trình độ quản lý, chi phí đầu vào (nhân công, địa điểm, nguồn gốc hàng,...), Nhiều doanh nghiệp bán lẻ không chủ trương hoặc không thể đưa ra một chính sách giá thống nhất. Ví dụ như các thương hiệu lớn như Big C, Metro, Hapro… với hàng trăm ngàn mặt hàng, kinh doanh trên nhiều địa bàn khác nhau, hạch toán độc lập thì khó đồng nhất về giá cả. Tốt nhất, người tiêu dùng nên tạo lập thói quen khảo giá nhiều nơi, cập nhật chính sách giá và tham khảo trên nhiều diễn đàn khác nhau để có kế hoạch chi tiêu phù hợp. NGUYỄN ĐÌNH THÀNH,Giám đốc tư vấn chiến lược truyền thông Công ty Le Bros YÊN TRANGghi |